Hóa chất dệt nhuộm là gì?
Hóa chất dệt nhuộm hiện nay thường là các chất vô cơ, các loại muối và acid chuyên dùng để ứng dụng vào các giai đoạn dệt nhuộm, giai đoạn hoàn tất hàng dệt may.
Các loại hóa chất này được chia thành các nhóm hóa chất cơ bản trong ngành dệt nhuộm như : Nhóm hóa chất tẩy trắng, nhóm cầm màu, điều chỉnh dung dịch thuốc nhuộm, nhóm xử lý nước thải…
Các hóa chất dùng trong ngành dệt nhuộm
Vai trò và công dụng
Tùy theo từng công đoạn xử lý sản phẩm vải mà các hóa chất có vai trò:
Hóa chất dệt nhuộm giữ vai trò quan trọng trong ngành dệt nhuộm
- Là tác nhân để phân giải lượng tạp chất có trong vải.
- Tạo điều kiện hợp lý trong việc dệt, nhuộm vải.
- Là chất xúc tác khiến các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình nhuộm, in hoa.
Hóa chất dệt nhuộm có công dụng: tẩy trắng vải, nhuộm màu, làm đều màu, làm mềm, chống thấm, chống gãy mặt vải, chống nhăn,…
Top 5 hóa chất dệt nhuộm thường dùng
1. Silicone
Tồn tại ở dạng thức lỏng, trong suốt, có thể hòa tan trong nước lạnh. Silicone được sử dụng trong ngành dệt nhuộm như một chất làm mềm vải như cotton, vải sợi, cotton dệt kim. Bên cạnh đó, người ta còn sử dụng chất này để khắc phục những tác động vật lý gây ra cho vải trong quá trình trộn vải, căng vải.
2. Oxy già (H2O2)
Là chất lỏng không màu, nhớt, là chất oxi hóa mạnh vì thế oxy già được sử dụng để tẩy trắng trong ngành dệt nhuộm. Cụ thể hơn, oxy già dùng để tẩy trắng sợi dệt, khử trùng, khử mùi trong các công đoạn sản xuất vải.
3. Hóa chất dệt nhuộm Javen-NaClO
Là loại acid yếu, không màu, có mùi đặc trưng. Trong ngành công nghiệp dệt may, nước Javen dùng làm chất tẩy trắng, chất phá màu vải. Quá trình tẩy trắng bằng NaClO rất phức tạp vì ở môi trường trung tính có độ PH = 7 thì phản ứng phá hủy xơ sợi càng mạnh, khi tẩy màu buộc phải chú ý điều này.
4. Axit Axetic CH3COOH- Dấm công nghiệp
Hóa chất dạng chất lỏng, mùi gắt, vị chua, tan trong nước, nhiệt độ sôi cao 1180C, là loại axit yếu. Acid acetic hay còn gọi là dâm dùng trong các công đoạn nấu tẩy để trung hòa lượng kiềm dư (điều chỉnh độ pH), tạo môi trường acid trung bình trong công đoạn nhuộm vải. Ngoài ra chất này còn tác dụng với một số muối kim loại để tăng khả năng bền màu cho phẩm nhuộm trực tiếp.
5. Acid Oxalic-COOH2
Acid oxalic có tính độc (làm chết người với hàm lượng từ 5g trở lên), hòa tan được các kim loại như Axit Sắt, Axit Mangan,…ngoài ra chất này làm mất màu quỳ tím.
Là chất cẩn màu trong công nghệ nhuộm và có thể khử được vết rỉ sét trên vải bông rất tốt. Do Axit Oxalic dễ làm hư xơ sợi nên sau khi sử dụng phải xả thật sạch nếu không xơ sợi sẽ dễ bị mục khi sấy khô.